Đường trong máu cao và cách điều trị
Cầm tờ xét nghiệm có kết quả đường trong máu cao trong tay sẽ khiến nhiều người lo lắng về nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Vậy chính xác thì tình trạng đường trong máu cao mức nào là nguy hiểm và là biểu hiện của bệnh gì?
Đường trong máu cao là tình trạng nồng độ glucose trong máu tăng vượt mức bình thường. Các tế bào trong cơ thể sử dụng glucose trong máu như một nguồn cung cấp năng lượng chính cho các hoạt động của mình. Đường trong máu cao là kết quả của tình trạng kháng lnsulin của cơ thể, khiến tế bào không thể sử dụng được lượng đường có trong máu. Glucose trong máu cao là một tiêu chí chẩn đoán bệnh tiểu đường và tình trạng tiền tiểu đường.
Đường trong máu cao là tiêu chí của bệnh tiểu đường
Nồng độ đường trong máu và nhu cầu lnsulin của cơ thể
Để sử dụng được glucose trong máu, cơ thể cần có lnsulin. Đây là một loại hormon được tiết ra từ các tế bào tuyến tụy, có khả năng giúp vận chuyển đường vào trong từng tế bào của cơ thể, đặc biệt là các tế bào cơ bắp.
Cơ thể của người bệnh tiểu đường tuýp 1 không còn khả năng tự sản xuất lnsulin. Do đó, người bệnh tiểu đường tuýp 1 phải tiêm lnsulin trọn đời. Khác với tiểu đường tuýp 1, cơ thể của người bệnh tiểu đường tuýp 2 vẫn tạo ra lnsulin bình thường. Tuy nhiên, lượng lnsulin tạo ra không được sử dụng đúng cách do cơ thể đề kháng với lnsulin. Một số trường hợp khác, tuyến tụy sản xuất ra lượng lnsulin nhưng không đủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
Nếu không thể kiểm soát đường huyết, người bệnh đái tháo đường sẽ bị tăng đường huyết kéo dài và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nếu có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, người bệnh nên đến khám tại các phòng khám hoặc bệnh viện chuyên khoa nội tiết. Phương pháp thường được dùng để xác định nồng độ đường trong máu là xét nghiệm đường huyết lúc đói. Kết quả xét nghiệm nằm trong khoảng từ 70 – 130 mg/dL là bình thường. Kết quả trên 130 mg/dL cho thấy người bệnh đã bị tăng đường huyết – triệu chứng đặc trưng ở người bệnh tiểu đường.
Đường trong máu cao không chỉ xuất hiện ở những người bệnh tiểu đường mà còn gặp ở những người dùng một số loại thuốc bao gồm thuốc chẹn beta, steroid.
Các dấu hiệu cảnh báo đường trong máu cao
Các triệu chứng sớm của tình trạng đường trong máu cao là lời cảnh báo nguy hiểm trước khi người bệnh tiến vào giai đoạn tiểu đường tuýp 2. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ mắc căn bệnh không có khả năng chữa khỏi này.
Các dấu hiệu sớm bao gồm:
- Có cảm giác đói và khát thường xuyên
- Thường xuyên đi tiểu, tiểu đêm
- Thường xuyên đau đầu mệt mỏi không rõ nguyên nhân
- Thị lực suy giảm
- Tăng acid uric máu (thường gặp ở những người bệnh tiểu đường tuýp 1)
Người bệnh tiểu đường tuýp 1 nếu không được điều trị sẽ dẫn đến tình trạng ketoacid. Nguyên nhân là do các tế bào không có đường để sử dụng, phải sử dụng các xeton, là axit độc trong cơ thể làm nguồn năng lượng. Ketoacid khiến cho người bệnh bị hôn mê tiểu đường hoặc tử vong.
Các triệu chứng của tình trạng ketoacid bao gồm:
- Nồng độ ketones trong nước tiểu cao
- Khó thở
- Hơi thở có mùi
- Khô miệng
Người bệnh còn có các vấn đề về tiêu hóa như đau dạ dày, buồn nôn, thần trí không minh mẫn. Khi gặp những triệu chứng này, người bệnh cần được đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.
Đường trong máu cao điều trị thế nào?
Nếu tình trạng đường trong máu cao liên tục xuất hiện trong thời gian dài, người bệnh cần được thay đổi điều chỉnh điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Điều chỉnh thuốc
Bác sỹ sẽ tăng liều hoặc đổi loại thuốc khác khi đường máu không được kiểm soát.
Điều chỉnh chế độ ăn
Một chế độ ăn uống lành mạnh có kế hoạch, được chia làm nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày sẽ giúp giảm lượng glucose trong máu. Người bệnh nên ăn nhiều rau quả và ngũ cốc nguyên hạt, hạn chế uống rượu, bia và các chất kích thích khác.
Người bệnh cần chọn thực phẩm phù hợp để cải thiện tình trạng đường trong máu cao
Tập thể dục
Tham gia các hoạt động rèn luyện sức khỏe là rất quan trọng với người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, không phải người bệnh đái tháo đường nào cũng có thể luyện tập. Những người bệnh đang bị tăng đường huyết hoặc ketones trong nước tiểu quá cao không được tập thể dục.
Phòng ngừa tình trạng đường trong máu cao
Cách đơn giản nhất để phòng ngừa tình trạng đường trong máu cao là tầm soát bệnh tiểu đường. Những người có nguy cơ cao cần tìm hiểu về các triệu chứng sớm của bệnh để điều trị sớm. Ngoài việc tuân thủ theo điều trị của bác sĩ thì người bệnh cũng cần đi khám định kỳ hoặc tái khám theo giấy hẹn.
Biến chứng của tình trạng đường trong máu cao
Tình trạng đường trong máu cao kéo dài sẽ dẫn đến các biến chứng của bệnh tiểu đường bao gồm:
- Tổn thương võng mạc gây mù lòa
- Suy tim và các biến chứng tim mạch khác
- Tổn thương thần kinh
- Nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ
- Nhiễm trùng nặng
Điều trị sớm tình trạng đường trong máu cao sẽ giúp phòng ngừa các biến chứng hiệu quả. Trong giai đoạn sớm của bệnh, tình trạng đường trong máu cao có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Nếu tiếp tục tiến triển đến bệnh tiểu đường, người bệnh sẽ phải sống chung với căn bệnh này mãi mãi.
Ds. Xuân Thủy
Tham khảo: https://www.endocrineweb.com/conditions/hyperglycemia/hyperglycemia-when-your-blood-glucose-level-goes-too-high
Bài viết liên quan
- Các loại thuốc tiểu đường và lưu ý khi dùng để tránh tác dụng phụ
- Thuốc bổ cho người tiểu đường: Dùng loại nào, dùng như thế nào cho đúng?
- Singapore thu hồi 3 loại thuốc tiểu đường Met-formin vì nhiễm hóa chất gây ung thư
- lnsulin – Thuốc tiêm chích cho người tiểu đường [Giải đáp câu hỏi thường gặp]
- Bài thuốc đông y chữa tiểu đường – Thạc sĩ Đông y khuyên dùng
- Thuốc hạ đường huyết phổ biến hiện nay và điều cần biết trước khi dùng
- Cách hạ đường huyết tại nhà, nên biết trước điều này để tránh rủi ro
- Khổ qua rừng – Mướp đắng chũa tiểu đường dùng sao cho đúng?
- 8 bài thuốc cho bệnh tiểu đường type 2 mới nhất cho hiệu quả 3 trong 1
- Nhiều người tiểu đường chết oan vì trộn tây y nhưng “mạo danh” đông y